DI SẢN CÒN LẠI – TƯ NHÂN 1.0 vs 2.0
Thị trường tài chính Việt Nam đang sục sôi trở lại với cụm từ “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng”
Thị trường tài chính Việt Nam đang sục sôi trở lại với cụm từ “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng”.
Từ Nghị quyết 68, cho đến lá thư của Vingroup gửi Chính phủ về dự án đường sắt cao tốc (VinSpeed), rồi đà tăng mạnh của VIC… Tất cả tạo ra một làn sóng săn lùng cơ hội mới từ tư nhân hóa hạ tầng, cổ phiếu tư nhân đầu ngành, đầu tư sản xuất công nghiệp quy mô lớn.
Nhưng liệu chúng ta đã quên rằng: đã từng có một làn sóng y hệt – thậm chí còn sôi động hơn – vào năm 2018–2019?
Giai đoạn “Tư nhân 1.0” và tinh thần Make in Vietnam
2018: Diễn đàn kinh tế tư nhân được tổ chức hoành tráng, khẩu hiệu “Make in Vietnam” được phát động mạnh mẽ.
Tầm nhìn: Việt Nam sẽ làm chủ sản xuất – công nghệ – vươn lên bằng sức mạnh tư nhân. Hàng loạt doanh nghiệp bước ra sân chơi lớn:
VinSmart sản xuất điện thoại (giải thể)
Vinpearl Air mở hãng hàng không (dừng)
Vin AI, Vin Brain (đã bán lại)
Vinfast – cố gắng vươn ra toàn cầu, nhưng chưa thể xem là “di sản thành công”.
Hòa Phát Dung Quất – một số ít nhà máy công nghiệp nặng thực sự tạo ra năng lực lõi.
Điều gì còn lại sau sóng 1.0?
Những “di sản” có thật từ Tư nhân 1.0 là rất ít. Chủ yếu là các tham vọng dang dở, những giấc mơ dừng lại giữa chừng.
Lý do không chỉ đến từ doanh nghiệp, mà còn từ môi trường chính sách chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, và thay đổi quá nhanh.
Điểm mới của Phong trào Kinh tế tư nhân 2.0:
Cái Khác đầu tiên là từ ngữ, không còn gọi “một trong những động lực”, mà khẳng định rõ:“Kinh tế tư nhân là động lực QUAN TRỌNG NHẤT của nền kinh tế.”
Điểm khác biệt thứ hai đó là hành động. Chưa đầy 3 tháng, đã có:
Nghị quyết Trung ương
Nghị quyết Quốc hội
Tâm Thư của Vinspeed
Cam kết của Thủ tướng về “thi đua làm giàu”
Và hàng loạt dự án bắt đầu giao thẳng cho tư nhân không qua đấu thầu.
Khác thứ ba là tốc độ ra quyết sách: Cá nhân tôi chưa từng thấy một thông điệp chính trị nào về kinh tế tư nhân được thể chế hóa nhanh đến th
Và dẫu cho thông điệp lan tỏa là toàn dân làm giàu, điều tôi thấy trước mắt chỉ là các doanh nghiệp tư nhân lớn được “cho” nhiều lợi ích: Như VinGroup làm đường sắt, Hòa Phát, THACO đều giữ vai trò trong các đại dự án quốc gia. Còn với các hộ kinh nhỏ và hộ gia định, việc bị siết về thuế và ép phải “lớn” liệu có phải là phản tác dụng?
Chúng ta không phủ nhận sự dũng cảm của các doanh nghiệp tiên phong thời 1.0. Họ là những người mở đường – và đôi khi, phải chấp nhận ngã xuống.
Nhưng chính từ những bài học ấy, thể chế đã buộc phải thay đổi – để lần này, tư nhân không chỉ là “người hứa hẹn”, mà thực sự là động cơ tăng trưởng bền vững của quốc gia !?
Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết mang ý kiến chủ quan và góc nhìn tác giả.