Ngày 23/10/2024, Vinhomes (VHM) công bố chính thức kế hoạch mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ, một động thái đáng chú ý trong bối cảnh cổ phiếu đang chịu áp lực giảm giá. Nhưng câu hỏi đặt ra: Liệu đây có phải là cơ hội tốt cho nhà đầu tư bắt đáy và tham gia vào "game" mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp? Trước khi đưa ra quyết định, hãy cùng phân tích chi tiết hành động giá cổ phiếu và tín hiệu thị trường qua các giai đoạn gần đây.
Luật Chứng Khoán và Tác Động Tài Chính
Theo Luật Chứng khoán 2019 (hiệu lực từ 1/1/2021), việc mua lại cổ phiếu quỹ của VHM sẽ làm giảm vốn điều lệ khoảng 3.700 tỷ đồng, đồng thời VHM sẽ phải hủy số cổ phiếu đã mua lại. Việc mua vào số lượng lớn cổ phiếu này ước tính ngốn khoảng 12.876 tỷ đồng – một con số không nhỏ và chắc chắn ảnh hưởng lớn đến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp trong bối cảnh tiền và các khoản tương đương tiền ở Quý 2 khoảng 17 nghìn tỷ.
I. Phân Tích Hành Động Giá: Tín Hiệu Từ Các Giai Đoạn
Nguồn tổng hợp: Giáo sư Hải khớp lệnh
Giai đoạn 1: Từ 8/2023 đến 11/2023
Biên độ giá đỉnh-đáy lên đến 43%, kèm theo đó là khối lượng nước ngoài bán ròng hơn 14.2 triệu cổ phiếu. Áp lực bán mạnh khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân chịu thiệt hại, khiến tâm lý thị trường trở nên e dè, đặc biệt khi VHM đang ở thế sườn dốc giảm giá.
Giai đoạn 2: Từ 11/2023 đến 2/2024
Biên độ đỉnh-đáy thu hẹp xuống 12%, nhưng khối lượng bán của nhà đầu tư nước ngoài tăng đột biến, gấp 6 lần so với giai đoạn trước, đạt khoảng 74 triệu cổ phiếu. Nhà đầu tư cá nhân vẫn ít chú ý đến VHM, do sức hấp dẫn của các cổ phiếu bất động sản khác như TCH và DIG.
Giai đoạn 3: Từ 2/2024 đến 4/2024
Biên độ tiếp tục thu hẹp còn 11.8%, nhưng khối lượng bán ra của nhà đầu tư nước ngoài lại tăng thêm gần 1.5 lần, đạt khoảng 110 triệu cổ phiếu. Dù lượng bán ra tăng mạnh, biên độ giá không tăng theo, một dấu hiệu cho thấy dòng tiền đầu cơ đã khó duy trì động lực tăng trưởng tương ứng.
Giai đoạn 4: Từ 4/2024 đến 8/2024
Biên độ giá chỉ còn 7.11%, song lượng bán ra của nước ngoài đạt mức cao kỷ lục 231 triệu cổ phiếu. Đáng chú ý, dù áp lực bán cực mạnh, mức giảm giá lại rất khiêm tốn, báo hiệu một đợt “rũ bỏ” cuối cùng. Từ đây, ta có thể đặt ra giả thuyết rằng VHM đã âm thầm mua lại lượng lớn cổ phiếu từ nước ngoài, có khả năng lên đến hơn 400 triệu cổ.
II. Tín Hiệu Bất Thường Ngay Trước Khi Công Bố Thông Tin Mua Lại
Điều đáng chú ý, lượng mua vào và thanh khoản khớp lệnh đều tăng mạnh. Tại ngày 23/10 bắt đầu mua 19tr cổ khối lượng giao dịch là 33.3 triệu. Tại ngày 24/10 mua vào 9.9tr cổ khối lượng giao dịch bằng phiên hôm qua thậm chí còn nhích hơn. Như vậy có sự phi logic ở đây khi lượng giao dịch mua ít hơn nhưng thanh khoản cao hơn và áp lực bán mạnh hơn. Như vậy 33.6 triệu cổ phiếu giao dịch có 9.9tr mua vào nhưng bán được hơn 23 triệu cổ. Nghi vấn có dấu hiệu vừa mua nhưng đồng thời phân phối lượng lớn cổ phiếu ra thị trường, kích thích lượng lớn nhà đầu tư cá nhân mua rẻ.
III. Bài Học Từ Quá Khứ: Case Study của SBT (18/4/2018)
Trước đây, SBT cũng từng triển khai mua lại cổ phiếu quỹ từ thặng dư vốn, song kết quả cho giá của SBT trở nên bất ổn sau đó, hầu hết nhà đầu tư mua vào theo tin tức đều gặp khó khăn. Sự tương đồng giữa SBT và VHM hiện tại cho thấy rủi ro là lớn nếu nhà đầu tư chỉ dựa vào yếu tố mua lại cổ phiếu quỹ.
IV. QUÁ TRÌNH THEO DÕI VHM VÀ ĐẾN KHI TỚI GIÁ MỤC TIÊU
Kết luận: Quan điểm cá nhân dựa trên các dữ liệu chính thống được công bố.
Dù động thái mua lại cổ phiếu quỹ của VHM thể hiện nỗ lực trong việc hỗ trợ giá cổ phiếu, các dấu hiệu từ quá khứ và biến động hiện tại cho thấy việc bắt đáy vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn. Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng, tránh bị cuốn theo “game” của doanh nghiệp.