Phát hành riêng lẻ - cơ hội hay "bẫy" rủi ro?
Hiểu về lý do tại sao các cổ phiếu phát hành riêng lẻ lại có nhiều rủi ro nếu trót "yêu" doanh nghiệp
Chắc chắn rằng bạn cũng đã từng tham gia vào những cổ phiếu này. Cũng đừng lo lắng, vì khi bạn hiểu bạn sẽ chủ động quản trị rủi ro được tốt hơn hoặc tận dụng để tìm kiếm cơ hội có lợi nhuận - Đó là cổ phiếu phát hành riêng lẻ.
Phát hành riêng lẻ là gì?
Hiểu đơn giản phát hành riêng lẻ là một hình thức huy động vốn, trong đó doanh nghiệp bán cổ phiếu cho một nhóm nhà đầu tư được chỉ định thay vì phân phối rộng rãi trên thị trường.
Tại sao doanh nghiệp cần phát hành riêng lẻ?
Tăng vốn nhanh chóng: Phát hành riêng lẻ giúp doanh nghiệp huy động được lượng vốn lớn trong thời gian ngắn thay vì phát hành cho cổ đông hiện hữu thời gian lâu, không có gì đảm bảo sẽ đóng quyền 100%, và phải có phương án mua lại của người bỏ quyền.
Tập trung vào nhà đầu tư chiến lược: Doanh nghiệp có thể chọn lọc đối tác, nhất là những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn.
Hạn chế pha loãng ngay lập tức: Doanh nghiệp không bắt buộc phải phát hành trên thị trường mở rộng, giúp giảm áp lực tức thời về tỷ lệ sở hữu.
Lịch sử một vài cổ phiếu phát hành riêng lẻ:
Vấn đề ở TTCK Việt Nam, ngày càng nhiều doanh nghiệp tận dụng hình thức này đi kèm những câu chuyện “mập mờ” cho mục đích hút vốn, nhưng kết quả thực tế lại không được đẹp như kỳ vọng. Hãy cùng xem qua một số trường hợp điển hình:
1. DIG (2021 – 2022):
Chi tiết giao dịch: DIG phát hành riêng lẻ với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, trong khi giá thị trường là 26.500 đồng.
Kết quả: Sau khi cổ phiếu về tài khoản, giá giảm mạnh, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư cá nhân do áp lực bán từ nhóm được hưởng giá ưu đãi.
Những cá nhân, tổ chức được mua phát hành riêng lẻ giá 20.000, giá trên sàn 26.500
2. HQC:
3. YEG:
Sau các đợt phát hành riêng lẻ, giá cổ phiếu liên tiếp giảm sâu, dẫn đến sự mất niềm tin của nhà đầu tư cá nhân.
YEAH 1 các năm sau đấy liên tiếp “phát giấy” cho cổ đông
Trong 1 số trường hợp khi lượng cổ phiếu phát hành riêng lẻ về, thì lượng người mua từ khoảng thời gian phát hành riêng lẻ đến khoảng thời gian hàng về thường thiệt hại về giá => Do vậy hết sức chú ý khoảng thời gian sau khi phát hành thành công đến khi hàng về, là khoảng thời gian phải chú ý đặc biệt về quản trị.
Thống kê các cổ phiếu PHRL 2024:
KDH
BAF:
MSN:
Dự kiến PHRL 2024: BID, SGT, HHP, PXL, DBT, PHS, PVI, HHV, VCB
Kết luận: Hiểu rõ rủi ro, quản trị tốt hơn
Phát hành riêng lẻ là công cụ tài chính quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho nhà đầu tư cá nhân. Để tránh rủi ro, nhà đầu tư cần:
1. Theo dõi sát thông tin doanh nghiệp khi bắt đầu có thông tin PHRL
2. Quản trị rủi ro sau phát hành: Giai đoạn từ khi phát hành đến lúc cổ phiếu về tài khoản thường là thời điểm nhạy cảm, dễ xảy ra biến động giá.
3. Chỉ tham gia khi thật sự hiểu, tránh “yêu” nhầm những cổ phiếu pha loãng quá nhiều.